LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA KINH TẾ

NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ KHOA KINH TẾ

 

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA KINH TẾ

Ngày 15/9/2005, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã ký Quyết định số 454/QĐ -ĐHSPKTHY về việc thành lập Bộ môn Kinh tế trực thuộc Trường. Bộ môn gồm 05 cán bộ giảng viên, trong đó có 01 thạc sĩ.

Ngày 18/12/2007 khoa Kinh tế chính thức được thành lập theo quyết định số: 1103/QĐ-ĐHSPKTHY của Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.

Khoa Kinh tế bao gồm 03 Bộ môn: Bộ môn Quản trị kinh doanh, Bộ môn Kế toán và Bộ môn Kinh tế.

Sơ đồ 01. Sơ đồ cơ cấu tổ chức khoa kinh tế

2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MẠNG CỦA KHOA KINH TẾ

2.1. Tầm nhìn

Khoa Kinh tế phấn đấu trở thành một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu các trình độ khác nhau về khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, đồng thời là một đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được tin cậy đối với các doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là trong các lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, phân tích hoạt động và cơ hội kinh doanh, tổ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp trước sự biến đổi liên tục và nhanh chóng của môi trường kinh doanh.

2.2. Sứ mạng

Sứ mang của khoa Kinh tế là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực thuộc khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Chương trình đào tạo cung cấp cho người học có những kiến thức vững chắc về lý thuyết kinh tế - quản trị kinh doanh cơ bản và hiện đại, có phong cách năng động, có tư duy mở và sáng tạo cũng như phương pháp tự học tập và nâng cao trình độ, có những kỹ năng cơ bản cần thiết về chuyên môn và xã hội, có khả năng thực hiện tốt các nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra tương ứng với từng trình độ, ngành nghề đào tạo.

3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

  • Chức năng, nhiệm vụ của Khoa Kinh tế
  • Quản lý và tổ chức các hoạt động: đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác sinh viên và học viên theo kế hoạch được giao.
  • Quản lý, đề xuất, lập kế hoạch phát triển cán bộ, giảng viên và người lao động theo phân cấp của Hiệu trưởng;
  • Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đào tạo cho các ngành thuộc khoa (ngành Quản trị kinh doanh, Kế toán, Kinh tế…);
  • Tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo khác: bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, giáo viên phổ thông; cán bộ, nhân viên ở các doanh nghiệp và thực hiện các dịch vụ giáo dục đào tạo khác phù hợp với năng lực chuyên môn, chức năng hoặc được Hiệu trưởng giao;
  • Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, chủ động khai thác các dự án; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến ngành nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa; đề xuất giải pháp nghiên cứu, phát triển ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực liên quan;
  • Giáo dục, quản lý, tư vấn và hỗ trợ người học;
  • Huấn luyện sinh viên tham gia các cuộc thi hàng năm (Olympic, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các cuộc thi khoa học công nghệ…);
  • Tham gia phát triển quan hệ với các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng và cá nhân để mang lại lợi ích cho Nhà trường và xã hội;
  • Phối hợp với các đơn vị tổ chức hoạt động khởi nghiệp trong sinh viên.
  • Quản lý sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị và kỹ thuật do Nhà trường giao.
  • Chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn Quản trị kinh doanh
  • Giảng dạy các học phần kinh tế, quản trị kinh doanh;
  • Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
  • Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng thực tiễn;
  • Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành Quản trị kinh doanh và các môn học được khoa và trường giao.
  • Chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn Kế toán
  • Giảng dạy các học phần kế toán;
  • Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
  • Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng thực tiễn;
  • Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành thuộc ngành Kế toán và các môn học được khoa và trường giao.
  • Chức năng, nhiệm vụ của Bộ môn Kinh tế
  • Giảng dạy các học phần Kinh tế;
  • Nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, tổ chức các hoạt động học thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;
  • Tiến hành nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng thực tiễn;
  • Xây dựng và hoàn thiện nội dung, chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế và các môn học được khoa và trường giao.

4. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

4.1. Ban lãnh đạo khoa

TT

BAN CHỦ NHIỆM

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

ĐỊA CHỈ EMAIL

01

PGS.TS. Nguyễn Văn Hưởng

Trưởng khoa

0961 363 969

vanhuong75hy@gmail.com

 

4.2. Các thế hệ Trưởng khoa

  1. Nguyễn Văn Hưởng (Trưởng bộ môn: 2005-2007).
  2. Nguyễn Văn Hưởng (Phó trưởng khoa: 2008-2009).
  3. Kim Quang Chiêu (Phó trưởng khoa: 2010-2013).
  4. Nguyễn Văn Hưởng (Trưởng khoa: 2013-2017).
  5. Nguyễn Văn Hưởng.

4.3. Trưởng, phó bộ môn

TT

BỘ MÔN

HỌ VÀ TÊN

CHỨC VỤ

ĐIỆN THOẠI

01

Quản trị kinh doanh

ThS. Lê Thị Hồng Quyên

P. Trưởng BM

0979 156 384

02

Kế toán

TS. Đào Thị Hương

Trưởng BM

0972 887 596

03

Kinh tế

TS. Hoàng Minh Đức

 Trưởng BM

0975 766 596

 

 

Đội ngũ giảng viên của khoa kinh tế phát triển ngày càng lớn mạnh, không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Năm 2005 số lượng CBVC của Bộ môn Kinh tế là 5 (trong đó 1 thạc sỹ, 4 cử nhân) đến năm 2022 đội ngũ cán bộ giảng viên cơ hữu khoa kinh tế là 35 cán bộ, giảng viên trong đó trình độ PGS: 01, TS: 09, ThS: 24, Cử nhân:1.

Thông tin chi tiết về cán bộ, viên chức Xem chi tiết ở file đính kèm.

5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

- Nghiên cứu khoa học của giảng viên: Giai đoạn 2005-2019, giảng viên của khoa đã triển khai được 70 đề tài Khoa học và Công nghệ các cấp (cấp Bộ: 02, cấp Tỉnh: 01, cấp Trường 67 đề tài). Năm 2020 khoa đang triển khai 01 đề tài cấp Tỉnh (cấp Trường đăng đăng ký 12). Xem chi tiết ở file đính kèm.

- Nghiên cứu khoa học của sinh viên: hoạt động này đang được sinh viên nhiệt tình tham gia, đến nay có 60 đề tài NCKH đã được thực hiện đạt yêu cầu. Đặc biệt trong năm 2018 có 02 đề tài Khởi sự kinh doanh tham gia Hội thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp Tỉnh Hưng Yên, kết quả: 01 đề tài đạt giải khuyến khích, 01 đề tài của đã đạt giải ba và nhận được một phần quà tài trợ từ doanh nghiệp là 100.000.000đ (đề tài này sau đó tiếp tục được nhận giải khuyến khích tại Hội nghị sáng tạo kĩ thuật của Tỉnh Hưng Yên).

- Bài báo khoa học: Khoa đã viết và đăng được 132 bài báo khoa học trên các tạp chí hoặc hội thảo khoa học các ngành Kinh tế, Kế toán, Quản trị kinh doanh… Xem chi tiết ở file đính kèm.

- Giáo trình, sách phục vụ giảng dạy: Khoa đã tham gia biên soạn và chủ biên được 06 cuốn giáo trình, sách và bài giảng (lưu hành nội bộ), gồm: Giáo trình Quản trị chất lượng; Đại cương kinh tế và môi trường; bài giảng Kinh tế vi mô (lưu hành nội bộ); Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Việt Nam; Một số vấn đề thương mại dịch vụ Việt Nam trong hội nhập Kinh tế quốc tế; Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng thủy sản Việt nam trên thị trường EU.

6. HỢP TÁC DOANH NGHIỆP

Khoa Kinh tế đã và đang hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh Hưng Yên như: Daikin Việt Nam, Misa, Cáp điện Ngọc Khánh, Công ty Trung Thành... với các mục tiêu: đưa sinh viên đến doanh nghiệp để:

- Thực hiện thực tập nhận thức công nghệ, thực tập kỹ thuật, thực tập tốt nghiệp;

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nhân viên;

- Mời gọi doanh nghiệp tài trợ học bổng cho sinh viên;

- Giới thiệu sinh viên để doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn tuyển dụng. 

7. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

7.1. Phát triển đào tạo

- Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi và hoàn thiện các chương trình đào tạo hiện đang triển khai theo hướng hội nhập toàn cầu và đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Nâng cao chất lượng để các chương trình đào tạo của khoa ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu từ xã hội.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và sẵn sàng để có thể xin phép mở ngành/ chuyên ngành đào tạo các trình độ Đại học và Sau đại học theo chiến lược phát triển khoa; phát triển các chương trình đào tạo ngắn hạn và theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức (Nhà trường, Doanh nghiệp…) trong và ngoài nước nhằm huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng và số lượng trang thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động dạy-học và thực hành; để đưa sinh viên đến thực tập nhận thức, thực tập kỹ thuật và tốt nghiệp; để tài trợ học bổng…

7.2. Nghiên cứu khoa học

- Mỗi cán bộ giảng dạy đều phải hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học hàng năm. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi cán bộ giảng viên trẻ được tham gia nghiên cứu khoa học. Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học cho giảng viên và sinh viên.

- Phát triển nhanh công tác biên soạn tài liệu giảng dạy (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo, chuyên khảo). Tích cực xúc tiến và tạo điều kiện để có nhiều công bố trong và ngoài nước.

- Nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, ứng dụng vào qui trình đào tạo của Khoa và Nhà trường.

- Định hướng đề tài theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, đồng thời phục vụ trực tiếp cho tỉnh Hưng Yên, bao gồm: vấn đề dự báo và báo cáo thường niên về kinh tế - xã hội; quản trị doanh nghiệp; nghiên cứu về tổ chức hoạch toán kế toán doanh nghiệp, hoạch toán chi phí và quản lý chi phí doanh nghiệp; phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, tái cấu trúc doanh nghiệp, khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn trong mỗi doanh nghiệp…

- Ngoài ra, Khoa sẽ chủ động tìm kiếm các đề tài, dự án nhằm phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng…

7.3. Phát triển tổ chức và đội ngũ

- Ổn định, rà soát và hoàn thiện số lượng bộ môn trong khoa theo định hướng phát triển các chuyên ngành đào tạo đại học, nâng cao chất lượng chuyên môn cho mỗi giảng viên và chất lượng đào tạo. Củng cố Trung tâm thực hành kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng bố trí nhiệm vụ và phân công cán bộ phù hợp.

- Ổn định đội ngũ từ 40-50 cán bộ giảng dạy, phát triển cơ cấu hợp lý hơn về độ tuổi và trình độ, bảo đảm luôn có 20% số cán bộ được tham gia đào tạo nâng cao trình độ hàng năm. Đào tạo mới chuyên môn cho cán bộ giảng dạy chủ yếu từ các trường tiến tiến trong nước hoặc các trường ở các nước trên thế giới theo các chuyên ngành phù hợp nhiệm vụ đào tạo của khoa.

- Phấn đấu đến năm 2025 trong khoa đạt 40-50% cán bộ có trình độ tiến sĩ. Bảo đảm sự công bằng trong mỗi cán bộ giảng viên bằng việc quy hoạch phát triển và giao nhiệm vụ theo năng lực của cán bộ.

7.4. Phát triển hợp tác doanh nghiệp và hợp tác quốc tế

- Phát triển và mở rộng các hoạt động hợp tác doanh nghiệp, cựu sinh viên nhằm trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo, để doanh nghiệp được tham gia vào việc xây dựng mục tiêu, chuẩn đầu ra của các chương trình đào tạo và tham gia đánh giá chất lượng học viên, sinh viên tốt nghiệp theo trình độ đào tạo, giúp khoa thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, tư vấn nghề và giới thiệu việc làm với sự hỗ trợ của các doanh nghiệp.

- Phát triển quan hệ hợp tác quốc tế để giúp các giảng viên được đăng kí tham gia các chương trình được tài trợ, tham gia hội thảo quốc tế, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến và phương pháp đào tạo hiện đại; để giúp nâng cao trình độ cho giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo và uy tín cho Khoa và Trường trong khu vực Đồng bằng sông Hồng.

                                                                                                                   KHOA KINH TẾ